Kết quả tìm kiếm cho "vùng đồng bào dân tộc thiểu số"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 6468
Trước bối cảnh đất nước vươn mình bước vào kỷ nguyên mới, công tác bảo vệ an ninh quốc gia mang ý nghĩa to lớn, vừa là nhiệm vụ chiến lược, vừa là điều kiện để dân tộc ta vươn mình mạnh mẽ trên trường quốc tế.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Giáo sư Carl Thayer - thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales – đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Ngày 30/1 (tức mùng 2 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc Hội thi đấu bò truyền thống lần thứ 9 và các hoạt động văn hóa, thể thao mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Năm qua, văn nghệ sĩ An Giang có nhiều hoạt động phong phú, đặc biệt là trong việc phát triển các hoạt động văn hóa - nghệ thuật góp phần làm đẹp đời sống tinh thần Nhân dân và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Tập trung với hơn 400 loài rắn khác nhau, trại rắn Đồng Tâm - Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu, Cục Hậu cần Quân khu 9) được xem là nơi nuôi rắn, cứu chữa các tai nạn do rắn gây ra và nghiên cứu các dược liệu từ rắn lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, bên trong còn có một bảo tàng rắn, trưng bày hơn 50 mẫu rắn các loại, với nhiều loài quý hiếm.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những ngôi đình, chùa cổ của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa trên địa bàn tỉnh không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng của bao thế hệ người con An Giang.
Tri Tôn là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch, với những nét độc đáo về vị trí địa lý, văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh… Để những tiềm năng đó được “đánh thức” và phát huy giá trị vốn có, chính quyền địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển hạ tầng, loại hình, sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách.
Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời của du lịch. Ngày nay, ẩm thực được nâng tầm lên thành một nghệ thuật. Giá trị văn hóa ẩm thực được thể hiện trong cách chế biến hay cách ăn uống theo đúng kiểu của người dân địa phương. Nắm bắt lợi thế của ẩm thực trong quảng bá văn hóa, kích cầu du lịch, thu hút du khách, những năm gần đây, nhiều địa phương đã chú trọng để phát triển ưu thế này.
An Giang - vùng đất của những cánh đồng lúa vàng óng, rừng tràm xanh ngát và những ngôi chùa cổ kính, là một trong những điểm đến hấp dẫn của miền Tây Nam Bộ. Với vị trí địa lý thuận lợi, cùng sự đa dạng về văn hóa, dân tộc và cảnh quan thiên nhiên, An Giang sở hữu tiềm năng du lịch vô cùng to lớn. Chính sự giao thoa giữa đồng bằng, sông Mekong và vùng núi đã tạo nên bức tranh thiên nhiên đa dạng, tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách gần xa.
Là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, ẩm thực đa dạng, văn hóa phong phú, An Giang được xem là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Để phát triển “ngành công nghiệp không khói” trở thành ngành động lực cho phát triển kinh tế, tỉnh An Giang nỗ lực nghiên cứu xây dựng, đa dạng các sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch đặc trưng phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương…
Qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa riêng.
An Giang - vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét đẹp đặc trưng của vùng đất này là những làng nghề truyền thống, từ những làng dệt thổ cẩm rực rỡ sắc màu đến món quà ngọt ngào từ thiên nhiên của nghề nấu đường thốt nốt. Mỗi làng nghề mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của con người, vùng đất An Giang.